Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Bộ Y tế yêu cầu cách ly nghiêm túc người về từ vùng dịch

Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng lây lan nhanh, rộng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 29/2, thế giới đã ghi nhận hơn 85.000 ca tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2.920 trường hợp tử vong.

Một số quốc gia có số mắc cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran. Do đó, nguy cơ cao dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục xâm nhập vào nước ta và có thể ghi nhận trường hợp mắc mới trong thời gian tới.

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế đối với người nhập cảnh về từ các vùng dịch. Cụ thể, tất cả người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran) phải thực hiện việc khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu. Những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được chuyển ngay tới các cơ sở y tế để cách ly và thực hiện xét nghiệm.

Tại các cơ sở cách ly tập trung, căn cứ tờ khai y tế và các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phỏng vấn để xác minh trường hợp, áp dụng các hình thức cách ly cho phù hợp.

Việc xác định địa chỉ lưu trú tại quốc gia đang có dịch của người nhập cảnh vào Việt Nam phải được gia đình, đối tác làm việc tại Việt Nam xác định và cam kết khi về địa phương, nơi làm việc phải được tiếp tục theo dõi sức khỏe.

752 người từ Hàn Quốc, Trung Quốc về nước được cách ly tại Trường quân sự, Bộ Tư lệnh thủ đô, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.

752 người từ Hàn Quốc, Trung Quốc về nước được cách ly tại Trường quân sự, Bộ Tư lệnh thủ đô, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.

Theo Bộ Y tế, xác định trường hợp nhập cảnh từ quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran) để áp dụng các hình thức cách ly cụ thể. Các trường hợp đến, đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người có biểu hiện (sốt, ho, khó thở), phải cách ly tập trung.

Người đến, đi qua các khu vực không thuộc các vùng dịch, sẽ cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đối với tổ bay, các hãng vận chuyển hàng không áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân và tự theo dõi sức khỏe tại nơi làm việc hoặc nơi lưu trú. Nếu có các dấu hiệu phiên dịch sốt, ho, khó thở phải đến ngay các cơ sở y tế để cách ly, khám, xét nghiệm theo quy định.

Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích chính thức (sử dụng hộ chiếu ngoại giao, công vụ), cũng phải được giám sát, kiểm tra sức khỏe và cách ly theo hướng dẫn.

Sau khi sàng lọc, những trường hợp không phải cách ly tập trung thì Sở Y tế nơi tổ chức cách ly, lập danh sách và gửi văn bản đến các địa phương người phải cách ly trú để giám sát cách ly tại nhà, nơi lưu trú đủ 14 ngày.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 29/2 ghi nhận 16 trường hợp mắc, đều đã khỏi. 16 ngày nay không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 81 (trong đó có 51 trường hợp mới trong ngày, 30 trường hợp cũ tiếp tục theo dõi. Tổng số người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 6.009.

Lê Nga

Con trai 10 tuổi không muốn sống cùng tôi nữa

Sau ly hôn phải nhờ người tác động mạnh thì anh mới để yên cho tôi nuôi hai con. Các con là niềm vui và động lực sống cho tôi suốt thời gian khó khăn vừa qua. Tôi làm chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ, đời sống của mẹ con tôi khá tốt. Tôi có nhiều thời gian bên con, chăm lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, chuyện học hành của con tôi cũng theo sát, đôi lúc có phần khắt khe.

Về chồng cũ, trước đây anh làm ăn xa nên chuyện nhà cửa, con cái, công việc buôn bán đều mình tôi trông nom, sau khi thất bại anh về ở hẳn nhà, mọi chuyện vẫn do tôi phiên dịch gánh vác. Anh sống ỷ lại vào tài sản của gia đình nên có phần dạy con tự mãn mà không có sự cố gắng. Từ khi ly hôn, mỗi cuối tuần tôi đều tạo điều kiện cho các con được gặp ba. Anh rất thương con, đưa đón con đều đặn vào cuối tuần. Chúng tôi chia tay gần một năm rồi. Tuần vừa qua bọn trẻ được nghỉ học, thấy con buồn nên tôi chủ động soạn đồ cho con đi theo ba một vài ngày. Lúc đầu bé lớn khóc không muốn đi, tôi động viên các con đi đi, khi nào muốn về thì nói ba đưa về. Chồng cũ đã thuê nhà sống với người khác nên đưa các con về nhà nội, bà nội sống chung với gia đình chú út và một bé trai con của người chị thứ hai cũng có hoàn cảnh giống tôi.

Tôi được biết các con về sống rất vui vẻ thoải mái, được xem tivi và chơi game suốt. Ba ngày sau tôi có ý định đón con về, bé nhỏ thì bình thường, bé lớn khóc và không muốn về. Tôi nén nỗi nhớ con để các bé ở chơi thêm vì có thông báo được nghỉ thêm tuần nữa. Đến nay đã một tuần, chồng cũ nói bé lớn không muốn về, muốn sống với nội. Tôi gọi điện thoại tâm sự với con trai lớn và bé cũng xác nhận như vậy, con muốn ở với nội rồi đi học và chỉ về với mẹ cuối tuần. Tôi nghe lòng mình chới với, bao nhiêu hy vọng và niềm tin trong cuộc sống tắt lịm. Trước giờ tôi chỉ sống vì chồng con, không tụ tập bạn bè, không giao tiếp nhiều bên ngoài xã hội. Nay đã ly dị chồng, đứa con tôi thương yêu chăm sóc 10 năm nay lại nói những điều này làm tôi như chết lặng.

Chồng cũ muốn nuôi bé lớn và anh quyết tâm lắm, muốn con năm sau lên thành phố học và định hướng cho con đi học nước ngoài. Tôi cũng muốn tốt cho con, dự định khi con xong lớp 9 sẽ theo hướng của anh, giờ thì không. Hiện tại con vẫn nhỏ, hai anh em luôn yêu thương nhau, nếu mỗi người một nơi chắc bé nhỏ sẽ buồn lắm. Bé lớn học giỏi nhưng rất ham chơi, nếu không nghiêm khắc bé sẽ không có ý thức học, chỉ lo chơi thôi. Chồng cũ tôi chỉ sống cho bản thân, ít khi quan tâm con cái, lối sống không lành mạnh, tôi rất sợ ảnh hưởng đến nhận thức của con sau này.

Lòng tôi rối bời, có phải vì quá khắt khe với con nên khi sống trong môi trường thoải mái hơn con lại muốn xa mẹ? Lúc tôi muốn giành con tới cùng, lúc lại muốn giao luôn cả bé nhỏ cho con có anh có em. Tôi thực sự không biết mình phải sống như thế nào nữa. Mọi người có ai như hoàn cảnh của tôi không, làm ơn cho tôi lời khuyên.

Ngọc

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Số ca nhiễm mới nCoV ở Hàn Quốc gần gấp đôi Trung Quốc

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) chiều nay cho biết họ ghi nhận thêm 219 ca nhiễm nCoV, sau khi thông báo 594 ca mới dương tính với virus vào sáng nay. Như vậy, số ca nhiễm mới nCoV ở Hàn Quốc tăng 813 người chỉ trong một ngày, nâng tổng số người nhiễm lên 3.150.

Đây là mức tăng mạnh nhất tại Hàn Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, vượt xa mức tăng 427 ca nhiễm mới được Trung Quốc báo cáo hôm nay.

Các nhân viên khử trùng một ga tàu điện ngầm ở Seoul, Hàn Quốc hôm 28/2 nhằm ngăn nCoV lây lan. Ảnh: AFP.

Các nhân viên khử trùng một ga tàu điện ngầm ở Seoul, Hàn Quốc hôm 28/2 nhằm ngăn nCoV lây lan. Ảnh: AFP.

Số ca tử vong vì nCoV ở Hàn Quốc hiện là 17 người, 10 người đangtrong tình trạng nặng. Trong 813 ca nhiễm mới nCoV hôm nay, 657 người ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc và 79 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận. Tổng số ca nhiễm tại Daegu và Bắc Gyeongsang tới nay lần lượt là 2.236 và 488.

Các địa phương khác của Hàn Quốc cũng xác định thêm một số ca nhiễm mới. Thủ đô Seoul báo cáo thêm 15 trường hợp nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 77. Busan, thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc, cũng ghi nhận 15 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân lên 80. Các tỉnh Gyeonggi và Nam Gyeongsang đều ghi nhận thêm 10 trường hợp.

Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên vào ngày 20/1. Tình hình sau đó không quá nghiêm trọng, cho đến hôm 18/2, khi một nữ tín đồ 61 tuổi của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu được xác nhận dương tính với nCoV. Số ca nhiễm những ngày tiếp theo tăng vọt, đôi khi gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày, biến Hàn Quốc thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục.

Nhằm ngăn chặn virus lây lan, giới chức y tế Hàn Quốc tiếp tục kêu gọi người dân giữ khoảng cách với người khác và tránh tụ tập đông người, như những buổi lễ tôn giáo hoặc biểu tình vào cuối tuần. Hơn 70 phiên dịch quốc gia đã hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ Hàn Quốc bằng các lệnh cấm hoặc kiểm dịch chặt chẽ hơn do lo ngại dịch bệnh.

Ngọc Ánh (Theo Yonhap/ AFP )

Qatar ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên

Bộ Y tế Qatar cho biết bệnh nhân là một người đàn ông 36 tuổi, vừa trở về từ Iran và hiện tình trạng sức khỏe ổn định. Sau tuyên bố từ Qatar, Arab Saudi giờ đây trở thành đất nước duy nhất ở Vùng Vịnh chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với nCoV.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 ở khu vực phiên dịch là Iran, với 43 trường hợp tử vong và gần 600 ca nhiễm bệnh. Phần lớn các ca nhiễm nCoV trong khu vực đều từng đến Iran hoặc tiếp xúc với những người đã ở Iran.

Nhân viên khử trùng tàu điện ngầm ở Tehran, Iran, hôm 26/2. Ảnh: AP.

Nhân viên khử trùng tàu điện ngầm ở Tehran, Iran, hôm 26/2. Ảnh: AP.

Các nước Vùng Vịnh đã có nhiều biện pháp kiểm dịch nhằm ngăn chặn nCoV lây lan. Bộ Ngoại giao Arab Saudi hôm 27/2 tuyên bố tạm dừng cấp thị thực cho người hành hương tới thánh địa Mecca trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Kuwait cũng kêu gọi công dân tránh đi du lịch không cần thiết do lo ngại lây nhiễm nCoV.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong. WHO hôm qua tăng cảnh báo nguy cơ lây lan của Covid-19 từ "cao" lên mức cao nhất "rất cao", do sự gia tăng của các ca nhiễm và các nước bị ảnh hưởng "rất đáng lo ngại".

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó cảnh báo tất cả các quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho các ca nhiễm nCoV đầu tiên. "Không một nước nào chủ quan rằng họ sẽ không có ca nhiễm bệnh. Đó có thể là sai lầm chết người. Virus này không có biên giới", Tedros khẳng định.

Ngọc Ánh (Theo Reuters )

Chống dịch ở khu phố đông người nước ngoài

Thành phố Suwon quê hương ông cách tâm dịch Deagu gần hai giờ tàu tốc hành. Căn hộ và nhà hàng của Kim đều nằm trong khu đô thị Mễ Trì, Nam Từ Liêm - quận có gần 9.300 người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống. Phố Đỗ Đình Thiện và Trần Văn Lai song song nhau dài khoảng một km, còn được gọi là "phố Hàn Quốc" khi có đến hơn 30 nhà hàng, quán cà phê phong cách xứ kim chi.

Gia đình bốn người gồm vợ chồng Kim và hai con hủy các chuyến thăm bạn bè cuối tuần. Người đàn ông 50 tuổi hạn chế tham gia các hoạt động hội nhóm đồng hương. Kim đã ở Việt Nam bốn năm và hai năm qua chưa từng về Hàn Quốc. Khi nghe tin quê nhà bùng nổ dịch bệnh với tốc độ chóng mặt, Kim gọi điện cho người thân, bạn bè mỗi ngày để hỏi thăm tin tức. May mắn là trong số họ chưa ai dính nCoV.

Ở bên này, Kim cũng tự trang bị cho gia đình khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay ngay mỗi lúc về nhà. Chung cư ông đang sống để sẵn chai dung dịch, nhắc nhở cư dân sát khuẩn trước khi lên căn hộ. Trong thang máy, bảng nút ấn các tầng được dán màng bọc, chi chít tờ thông báo bằng tiếng Hàn lẫn tiếng Anh. Mỗi lần bước vào thang máy, Kim đọc được sự nghi ngại qua ánh mắt của những người đi chung. Ông kéo cao khẩu trang, nhanh chóng rời đi khi thang mở ra. "Đó là những điều ngoài mong muốn", ông nói.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Cách ông chủ Kim gần 3 km, ông Nguyễn Quang Khánh, thành viên ban quản lý một chung cư cao cấp ở phường Trung Hòa (quận dịch vụ biên dịch Cầu Giấy) cũng tất bật với "chiến dịch" phòng chống Covid – 19 cho hàng nghìn cư dân. Chung cư nằm trên đường Hoàng Đạo Thúy gồm ba tòa nhà có gần 100 người Hàn Quốc, Nhật Bản đang lưu trú. Phần lớn họ là nhân viên ngoại giao, chủ nhà hàng và quản lý cao cấp của doanh nghiệp.

Một tuần nay, công việc đầu tiên mỗi ngày của ông Khánh là nộp tập phiếu điều tra phục vụ phòng chống dịch cho cảnh sát khu vực phường Trung Hòa. Phiếu được in bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung, gồm những thông tin cơ bản như địa chỉ tạm trú, số điện thoại, quốc tịch, hộ chiếu, đến từ địa phương nào, ngày gần nhất nhập cảnh vào Việt Nam, đã được cư dân ngoại quốc điền đầy đủ thông tin. Công an phường giữ bản photo và ban quản trị tòa nhà giữ bản gốc.

Đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán , việc điều tra thông tin được ghi chép bằng tay bởi tòa nhà chỉ có hơn chục khách Trung Quốc. Ông Khánh cùng bảo vệ, lễ tân đi gõ cửa từng căn hộ có người Trung Quốc để hỏi về lịch trình di chuyển. 5 khách đi từ vùng dịch đã thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày. Họ không ra khỏi chung cư và gọi đồ ăn mang đến tận phòng. Quá trình cách ly có sự giám sát của chính quyền, bảo vệ thông qua các camera đặt ở hành lang.

Từ đầu tháng 2, ông Hà Kim Thành có thêm một nhiệm vụ mới là kiểm tra thân nhiệt khách ra vào toà nhà, nhắc nhở họ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Việc này được thực hiện nghiêm ngặt hơn gần đây. Trong ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, người bảo vệ già tiếp xúc với hơn trăm lượt khách, một nửa là cư dân ngoại quốc. Thông qua cuốn sổ ghi chép, ông nắm rõ họ tên, chứng minh nhân dân, ngày giờ ra, vào, nơi đến và mục đích đến của họ.

"Thân nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là mức cân nhắc, sẽ lưu lại sổ. Cao hơn 37,5 độ C là mức cảnh báo, hạn chế vào. Còn dưới 37 độ C được vào thăm người thân, dạy học, sử dụng dịch vụ bình thường", ông Thành nhắc lại thông tin được tập huấn.

Bốn ngày trước, một lái xe taxi cần lên phòng ở của khách để trợ giúp chuyển đồ. Sau hai lần đo thân nhiệt đều ghi nhận 37,6 độ C, ông Thành kiên quyết từ chối cho vào toà nhà. Vị khách lưu trú trong chung cư phải tự mình xách đồ xuống sảnh. Người bảo vệ chấp nhận bị phàn nàn vì sự bất tiện, nhưng "quy tắc phòng dịch không có ngoại lệ, phải kiên quyết để ngăn ngừa cho cộng đồng".

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Thấy thanh niên ngoại quốc bước vào sảnh của tòa nhà, ông Thành vội giơ tay ra dấu đo thân nhiệt, chỉ dẫn lấy nước sát khuẩn tay và bấm thang máy lên tầng 18. Khi bước ra hành lang, bắt gặp hai phụ nữ trong bộ đồ bảo hộ lao động đang dùng bình xịt phun khử trùng toàn bộ khu vực lối đi và tường nhà. Người thanh niên cúi đầu chào, giơ tay làm dấu "like". Cư dân tòa nhà, nhiều tuần nay đã quen với hình ảnh này.

Ông Thành không phải là người duy nhất của chung cư có thêm nhiệm vụ mới. Tổ vệ sinh 16 nhân viên chia làm hai ca sáng, chiều cũng được tập huấn phun dung dịch khử trùng cho toàn bộ hành lang và tường, thang máy của ba tòa nhà, mỗi tuần hai lần.

Hiện toà nhà chưa phát hiện cư dân Hàn Quốc nào đến từ vùng dịch và phải cách ly. Nhưng thi thoảng, ông Khánh vẫn nhận được điện thoại của người Việt Nam thông báo "chồng hàng xóm là người Hàn Quốc mới đi xa về". Kiểm tra thông tin, ông hồi đáp rằng trường hợp đó sang Việt Nam từ ngày mùng 4 Tết (28/1) khi Hàn Quốc chưa bùng phát dịch, qua 14 ngày sức khỏe vẫn bình thường và dặn dò cư dân "hãy yên tâm".

"Người Hàn Quốc ở đây đa số cư trú lâu dài, ít khách vãng lai. Họ hợp tác chứ không có phản ứng gay gắt", ông Khánh nói và cho hay việc kiểm soát thông tin của khách nước ngoài đơn giản bởi họ có hộ chiếu và khai báo nhập cảnh.

Ông mong dịch bệnh qua mau để khách lại lấp đầy các căn hộ trống. Với giá thuê khoảng 1.500 USD/tháng, lượng khách Hàn Quốc có thể chiếm gần trăm căn hộ trong tòa nhà thời điểm không có dịch.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Cầu Giấy có hơn 5.800 người ngoại quốc đang lưu trú và 50% trong số đó đến từ Hàn Quốc. Trung Hòa là phường tập trung nhiều cư dân Hàn Quốc nhất quận Cầu Giấy, với gần 1.900 người. Công dân thuộc các nước đã ghi nhận dịch Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italy... khoảng hơn 500 người.

Với quy mô hơn 53.000 dân sinh sống trên 51 tổ dân phố, trách nhiệm tham gia kiểm soát dịch bệnh khiến điện thoại của ông Nguyễn Hải, Phó chủ tịch phường Trung Hòa những ngày này không khi nào tắt.

Ông Hải phải luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận điện thoại, để cùng nhân viên y tế xuống nhà dân khi có phản ánh về những tình huống bất thường. Trong tuần, lực lượng y tế, công an và cán bộ ủy ban chia thành các tổ đi rà soát tình hình người nước ngoài cư trú, tinh thần là "không bỏ sót một thông tin nào". Hiện phường ghi nhận 53 người thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ tại nhà do nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc từng đi qua Hàn Quốc.

Hơn 21h, trên "phố Hàn Quốc" ở khu đô thị Mễ Trì chỉ có vài thanh niên đi chơi đêm về với chiếc khẩu trang che kín mặt. Trong quán của Kim, khách ngồi kín 6 bàn tầng một và bỏ trống tầng hai. Người vợ bê đồ ăn, trong khi ông Kim đứng quầy tính tiền. Quản lý người Việt ở trong bếp nướng thịt. Cửa hàng 25 nhân viên phục vụ cắt giảm chỉ còn 10 người, chia hai ca làm việc. Từ đầu tháng hai, anh chàng quản lý đã phải đăng tin lên vài hội nhóm để hút thêm khách Việt. Ngày hôm qua (28/2), cửa hàng chỉ đón một bàn khách duy nhất, dù mở cửa từ 11h đến 22h đêm.

Dù doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song Kim dự định vẫn sẽ ở lại Việt Nam duy trì cửa hàng và tránh dịch. Ông không có ý định trở về Hàn Quốc trong thời gian này. "Tôi thấy an toàn khi ở đây", ông không biết người khác nghĩ thế nào, riêng ông cảm nhận cuộc sống vẫn trôi qua bình thường.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật và hơn 2.000 người Trung Quốc sinh sống. Người nước ngoài thường lưu trú tại các chung cư cao cấp, tập trung nhiều nhất ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.

Tính đến 28/2, thành phố tiếp nhận hơn 2.700 người từ Hàn Quốc về sân bay Nội Bài. Hiện còn 2.023 người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong 14 ngày đang ở cộng đồng. Trong đó đi từ thành phố Daegu là 33 (21 người Việt và 11 người Hàn), từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt và 8 người Hàn).

Thanh Lam - Hoàng Phương

3 con giáp chuẩn bị tinh thần được tăng lương, thăng chức trong năm 2020: Thần tài chiếu cố, không lo thiếu tiền

1. Tuổi Tuất

Trong năm 2020, mặc dù có thể sẽ bị sao xấu là Tang Môn gây ảnh hưởng ít nhiều song những người tuổi Tuất hãy bình tĩnh và có thể yên tâm, bởi trong năm này, các bạn được thần tài chiếu cố nên đường tài lộc tương đối vượng phát. Điều này sẽ giúp các bạn có thêm những khoản thu nhập lớn.

Không chỉ vậy, trong năm Canh Tý 2020, con giáp này còn được cát tinh Thiên Ất là sao vượng về vận quý nhân soi chiếu, nhờ đó mà các bạn đón nhận không ít vận may.

Các mối quan hệ được cải thiện, quan hệ công việc phiên dịch trở nên thuận lợi giúp người tuổi Tuất hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, cơ hội thăng lương, tăng chức trong tầm tay.

3 con giáp chuẩn bị tinh thần được tăng lương, thăng chức trong năm 2020: Thần tài chiếu cố, không lo thiếu tiền - Ảnh 1.

Trong năm 2019, áp lực trong công việc quá lớn khiến người tuổi Tuất thực sự căng thẳng, mệt mỏi. Sang năm 2020, cuối cùng các bạn cũng có thể thoải mái thể hiện và phát triển bản thân.

Con giáp này sẽ có cảm giác thích thú với công việc hơn trong năm Canh Tý, hiệu quả làm việc tăng cao, chất lượng công việc cũng không ngừng được cải thiện. Một số vấn đề cũ của năm trước còn tồn đọng, năm nay có thể xử lý ổn thỏa.

Với những người tuổi Tuất có ý định thay đổi vị trí công việc, hãy nhanh chóng đề xuất với cấp trên, nhiều khả năng các bạn sẽ được phê chuẩn.

Người tuổi Tuất vốn dĩ là những người thông minh, chắc chắn các bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội tốt đến với mình.

2. Tuổi Sửu

Trong năm Canh Tý 2020, người tuổi Sửu sẽ cảm nhận được sự thuận lợi rõ rệt về mặt công việc.

Có lẽ trong năm 2019, các bạn đã trải qua một thời gian khá gian nan nhưng hãy yên tâm rằng sang năm 2020 này, các bạn sẽ có cơ hội để phát triển sự nghiệp, thậm chí còn bứt phá ngoạn mục, nổi bật so với đám đông.

Sở dĩ người tuổi Sửu trong năm Canh Tý cóvận thế rất tốt là nhờ lưu niên lục hợp Thái Tuế. Được hai sao tốt là Thái Dương và Ngọc Đường chiếu mệnh, sự nghiệp của các bạn được trợ giúp rất nhiều.

3 con giáp chuẩn bị tinh thần được tăng lương, thăng chức trong năm 2020: Thần tài chiếu cố, không lo thiếu tiền - Ảnh 3.

Nếu có kế hoạch tham gia tranh cử hay bình chọn cho chức vụ hay hạng mục gì đó, lời khuyên dành cho các bạn sinh năm Sửu là đừng lo lắng hay sợ hãi trước áp lực cạnh tranh, bởi 2020 là năm mà vận may luôn mỉm cười với bạn.

Với những người tự gây dựng sự nghiệp, có thể các bạn sẽ nhận được đơn đặt hàng lớn hơn mong đợi, kết giao được thêm nhiều bạn làm ăn mới, cách thức kiếm tiền nhờ đó cũng nhiều hơn.

Với những người làm công ăn lương, trong năm 2020 này các bạn có cơ hội thăng chức, tăng lương vận may xuất hiện dồn dập. Không chỉ sự nghiệp có sự cải thiện vượt bậc mà vận nhân duyên của các bạn cũng rất tốt.

Nhờ biết thông cảm cho khó khăn của người khác nên trong năm nay, người tuổi Sửu nếu tham gia làm việc nhóm hay hợp tác làm ăn đều sẽ được đối tác tin cậy, ủng hộ, dễ gặt hái thành quả tốt đẹp, các mối quan hệ xã hội được thắt chặt hơn, tốt đẹp hơn.

3. Tuổi Hợi

Bước sang năm 2020 này, những người sinh năm Hợi được sao tốt là Tướng Tinh chiếu mệnh, nhờ đó vận thế của các bạn sẽ có nhiều cải thiện, những khó khăn thử thách còn tồn đọng từ năm ngoái sẽ được giải tỏa hết.

Ngoài ra, sao Thiên Đức cũng là sao tốt, sự xuất hiện của ngôi sao này giúp ích cho sự nghiệp của người tuổi Hợi tương đói nhiều. Trong công việc, các bạn có thể chờ đợi cơ hội được thăng chức, tăng lương, nhận được đền đáp xứng đáng cho những cố gắng mà mình đã bỏ ra.

Trong năm 2020, con giáp này được dự báo đón không ít may mắn, cho dù gặp phải việc gì đi chăng nữa cũng sẽ được quý nhân trợ sức, nhờ đó mà giải quyết ổn thỏa mọi việc, không còn nhiều trắc trở rào cản, cuộc sống ngày một thuận lợi hơn, vui vẻ hơn.

3 con giáp chuẩn bị tinh thần được tăng lương, thăng chức trong năm 2020: Thần tài chiếu cố, không lo thiếu tiền - Ảnh 5.

Trước những cơ hội lớn đến với mình, những người tuổi Hợi hãy chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt và phát huy sở trường của bản thân, chắc chắn các bạn sẽ thành công.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, mong cầu độc giả sẽ luôn có cái nhìn vui vẻ, lạc quan và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM

Trên thực tế, TP.HCM đạt được thỏa thuận với Sint Truidense về việc mua lại nửa năm hợp đồng của Công Phượng , đồng nghĩa với việc chỉ mới chắc chắn có được sự phục vụ của chân sút này trong giai đoạn 1 của V.League 2020.

Thời gian qua, câu hỏi về việc liệu sau nửa mùa giải, Công Phượng sẽ tiếp tục chơi cho TP.HCM hay quay trở lại HAGL nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Đặc biệt trong hoàn cảnh Công Phượng đang cho thấy sự hòa nhập rất tốt và liên tục tỏa sáng trong màu áo TP.HCM ở những trận đấu vừa qua.

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 1.

Liên hệ với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng của CLB TP.HCM, ông đã đưa ra lời giải đáp về tương lai của Công Phượng.

"Công Phượng có đá hết mùa cho TP.HCM được hay không? Tôi xin trả lời là có. Bầu Đức cũng muốn tạo điều kiện để Công Phượng tìm lại cảm giác chơi bóng. Một cầu thủ toàn tâm toàn ý chơi cho một đội bóng trong trọn vẹn mùa giải vẫn tốt hơn.

Đối với cầu thủ, việc tìm lại được sự tự tin để chơi bóng, rồi dần dần tìm lại được phong độ là điều rất quan trọng" .

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 2.

Sự ăn ý của Công Phượng với các đồng đội mới tại TP.HCM là điều được nhìn thấy rõ.

Với những gì đã thể phiên dịch hiện trong 2 trận đấu vừa qua tại AFC Cup, rõ ràng Công Phượng đang cho thấy sự hồi sinh của mình, không chỉ ở việc có được 2 bàn thắng mà cùng với đó còn là sự ăn ý với các đồng đội tại đội bóng mới.

Chứng kiến sự hòa nhập tốt của một bản hợp đồng nhận được nhiều sự kỳ vọng như Công Phượng, chủ tịch Hữu Thắng cũng bày tỏ sự vui mừng:

"Phải nói đó là niềm vui, hạnh phúc của khán giả, những người hâm mộ yêu bóng đá Việt Nam và yêu quý Công Phượng từ lâu. Tôi cảm thấy Phi Sơn và Công Phượng thi đấu rất hợp. Phi Sơn cũng chơi xuất sắc trong cả 2 trận vừa rồi và họ có sự phối hợp rất ăn ý.

Quan trọng là Công Phượng tìm lại được cảm giác, sự tự tin để chơi bóng. Tất cả những gì cơ bản cậu ấy vốn có và quan trọng hơn nữa là Công Phượng hòa nhập được với lối chơi của TP.HCM, chơi ăn ý cùng các đồng đội. Tôi nghĩ đó là điều quan trọng nhất".

Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu

Ngày cuối cùng của năm cũ, 31/12/2019, khi cả thế giới đang rộn ràng đón năm mới, một thông báo được Trung Quốc gửi tới Tổ chức y tế thế giới WHO, về một vài ca viêm phổi được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán. Lúc bấy giờ không ai biết virus đó là gì, và cũng chẳng ai ngờ được nó có thể gây ra một dịch bệnh khiến cả thế giới phải lo sợ.

WHO đặt tên nó là SARS-CoV-2, chịu trách nhiệm cho dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh hiện đã lây lan sang mọi châu lục (trừ châu Nam Cực), với hơn 85.000 người nhiễm bệnh và khiến 2912 người tử vong trên toàn cầu (số liệu ngày 29/2).

Sự nguy hiểm của SARS-CoV-2 nằm ở chỗ tuy không mạnh mẽ như SARS hay MERS, nhưng dịch Covid-19 có khả năng lây lan rất nhanh cùng tình trạng ủ bệnh kéo dài tới 14 ngày, thậm chí xuất hiện những trường hợp còn dài hơn thế. Bởi vậy mà mỗi ngày trôi qua, những con số liên quan đến Covid-19 lại có những biến động hết sức khó lường, và chúng ta sẽ cùng điểm lại sự khó lường ấy thông qua các thông tin dưới đây.

Những con số "giật mình" ở Vũ Hán và Trung Hoa đại lục

Chỉ 1 tuần sau khi gửi thông tin đến WHO, ngày 7/1 Trung Quốc đã thông báo chính thức về một chủng virus mới. Thời điểm ấy thực chất không nhiều người quan tâm, nhưng sự thờ ơ nhanh chóng bị dập tắt bởi con số của những ngày sau đó khiến bất kỳ ai cũng phải giật mình.

Số người nhập viện vì dịch viêm phổi lạ tăng dần sau ngày 7/1, với ca tử vong đầu tiên xuất hiện vào ngày 11/1. Ngày 13/01 đánh dấu cuộc “chuyển mình” của virus corona vượt ngoài biên giới Trung Quốc khi những ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại Thái Lan - quốc gia có số lượng du khách Trung Quốc đông đảo.

Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu - Ảnh 1.

Đến ngày 15/1, tổng cộng 41 người được chẩn đoán mắc virus chủng mới. Và vào tối ngày 17/1, nạn nhân thứ 2 đã tử vong.

Ngày 20/1, nạn nhân thứ 3 tử vong vì virus đã xuất hiện, cộng thêm 100 ca dịch vụ biên dịch nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc và sự khẳng định chắc chắn "virus có thể lây từ người sang người". Thông báo của Bộ Y tế khiến dư luận cảm thấy hoang mang vì một dịp Tết Âm lịch ngập tràn lo sợ, vì đây là thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc bắt đầu di chuyển khắp cả nước. Đến ngày 21/1, Trung Quốc xác nhận người thứ 4 tử vong.

Ngày 23/1, Vũ Hán - thành phố khởi phát dịch bệnh bị phong tỏa, khiến mọi chuyện trông giống như kịch bản của ngày tận thế. 25 người chết, trong khi các trường hợp nhiễm được xác nhận tăng mạnh lên 830 người. Có điều, 5 triệu người đã rời khỏi thành phố trước khi lệnh phong tỏa được đưa ra.

Ảnh: SCMP

Con số nhiễm mới tăng lên chóng mặt vào những ngày sau đó. Mỗi ngày, Trung Quốc ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm mới cùng cả trăm người chết, trong đó có cả các y bác sĩ ngày đêm tận tụy chống dịch. Thậm chí vào ngày 12/2, số liệu còn có bước chuyển cực kỳ mạnh với 14.840 ca nhiễm mới - cao hơn gấp 9 lần so với cùng thời điểm ngày hôm trước, nâng tổng số trường hợp lây nhiễm tại tâm dịch lên 48.206, còn trên phạm vi toàn cầu là hơn 60.000. Tuy nhiên, con số này có được là do các chuyên gia đã thay đổi phương pháp thống kê số ca nhiễm mới, để người bệnh được tiếp nhận và điều trị sớm hơn.

Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu - Ảnh 3.

Vũ Hán - từ một thủ phủ của Hồ Bắc trở thành nơi vắng lặng kể từ khi dịch bệnh nổ ra

Ở thời điểm ngày 29/2, dịch bệnh tại Trung Quốc về cơ bản đã có sự kìm hãm. Số ca nhiễm mới đã giảm dần - khoảng 427 trường hợp và 47 ca tử vong trong ngày. Các khu vực ngoài tỉnh Hồ Bắc thậm chí chỉ thông báo thêm 4 ca nhiễm mới trong cùng ngày 28/2, con số thấp nhất kể từ tháng 1/2020. Hơn 39.000 người đã bình phục và xuất viện - con số cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới lại có diễn biến phức tạp hơn rất nhiều!

Du thuyền bị cách ly Diamond Princess

Trong khi thế giới đang hướng về Hồ Bắc và Trung Quốc đại lục thì một cách đầy bất ngờ, một ổ dịch mới đã xuất hiện mang tên Diamond Princess - du thuyền bị cách ly ngoài khơi cảng Yokohama (Nhật Bản).

Cơn ác mộng đối với hành khách trên Diamond Princess bắt đầu một cách đầy bất ngờ. Ngày 25/1, một người đàn ông 80 tuổi từ Hong Kong đã lên và lưu lại du thuyền trong 5 ngày. Đến ngày 1/2, người này được xác định dương tính với virus corona chủng mới. Và đến ngày 5/2 khi tàu cập bến, bộ Y tế Nhật Bản xác nhận 9 hành khách và một thủy thủ đoàn người Philippines dương tính với virus. Kể từ thời điểm ấy, toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn với hơn 3700 con người trên du thuyền đã chính thức bị cách ly.

Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu - Ảnh 4.

Du thuyền Diamond Princess bị cách ly từ ngày 5/2

Số người nhiễm virus trên du thuyền Diamond Princess nhanh chóng tăng lên. Chỉ 1 ngày sau, thêm 10 người dương tính. Ngày 4/2, 130 người nhiễm bệnh. Ngày 16/2, 355 người dương tính với virus. Ngày 18/2, tổng cộng các ca nhiễm bệnh trên du thuyền đã lên tới 542 người. 20/2, 621 ca nhiễm bệnh, và xuất hiện 2 trường hợp đầu tiên tử vong.

Các quốc gia đã điều máy bay đến đưa công dân về nước, tất cả đều tiếp tục được cách ly nhưng con số vẫn tiếp tục tăng lên. Và theo thông tin mới cập nhật ngày 28/2, đã xuất hiện nạn nhân thứ 6 tử vong, là một công dân Anh bị nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess.

Ổ dịch tại Hàn Quốc

Một trong những diễn biến bất ngờ nhất về dịch bệnh virus corona chủng mới đã xảy ra tại Hàn Quốc. Sau những ngày xuất hiện nhỏ giọt thì bất ngờ vào 19/2, con số nhiễm bệnh ở Hàn bỗng tăng vọt, với 20 ca nhiễm mới.

Con số tăng vọt kể từ khi bệnh nhân số 31 của Hàn Quốc xuất hiện. Đó là người phụ nữ 61 tuổi, là thành viên của giáo phái Shincheonji tại thành phố Daegu phía đông nam Seoul. Người này phát triệu chứng từ ngày 10/2, được chẩn đoán nhiễm Covid-19 vào ngày 18/2. Trong thời gian đó, bà đã di chuyển qua rất nhiều nơi, thậm chí tham gia vào buổi lễ tại nhà thờ cùng hơn 1000 người khác.

Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu - Ảnh 5.
Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu - Ảnh 6.

Nhà thờ Shincheonji

Hệ quả, hơn 9000 thành viên giáo phái hiện đã phải đưa vào diện cách ly. Nhà chức trách lên kế hoạch xét nghiệm toàn bộ 210.000 tín đồ của giáo phái, và kể từ đó số người nhiễm đã tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng vài ngày, con số đã tăng theo cấp số nhân, hiện tại đã hơn 3000 trường hợp nhiễm virus (số liệu ngày 29/2) cùng 16 người tử vong, đưa Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.

Số người chết tại Iran tăng vọt, Ý trở thành ổ dịch lớn nhất châu Âu, dịch bệnh chạm đến mọi châu lục (trừ Nam Cực)

Trong khi Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới, thì Iran bất ngờ... vươn lên trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Ngày 19/2, Iran phát hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2. Chỉ 1 ngày sau, cả 2 bệnh nhân đã tử vong. Những ngày sau đó, số ca xác nhận lây nhiễm tiếp tục tăng lên, nhưng đáng chú ý là cả số người tử vong cũng tăng liên tục. Ở thời điểm ngày 28/2, Iran ghi nhận 34 trường hợp tử vong - cao nhất thế giới sau Trung Quốc, cùng 344 ca nhiễm bệnh.

Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu - Ảnh 7.

Châu Âu hiện tại cũng đang hỗn loạn vì dịch Covid-19. Ổ dịch lớn nhất ở châu Âu hiện tại là nước Ý, với 888 trường hợp lây nhiễm (tâm dịch là Lombardy với 531 ca) và 21 người tử vong. Thời điểm ngày 29/2, các nước khác ở châu Âu chứng kiến dịch Covid-19 lan nhanh là Đức (60 ca nhiễm), Pháp (57 ca nhiễm, 2 người tử vong), Tây Ban Nha (32 ca), Anh (20 ca) và Thụy Sĩ (15 ca).

Trang bị thông tin, kiến thức là mục tiêu hàng đầu

Trong thời điểm dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, mỗi người dân nên tự trang bị kiến thức để có thể trở thành một "lá chắn" hữu hiệu. Việc trang bị kiến thức và hiểu biết không chỉ giúp bảo vệ chính mình mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh. Bạn có thể cập nhật thông tin mới nhất tại Lá Chắn Virus Corona trên mạng xã hội Lotus.

Đây là nơi cung cấp những THÔNG TIN tin cậy - nhanh nhạy - kịp thời, KIẾN THỨC hữu ích - thiết thực - thúc đẩy hành động, về cách phòng chống dịch bệnh, kêu gọi và giúp đỡ mỗi người tự kiểm tra và tự bảo vệ, trở thành lá chắn cho chính bản thân, người thân và xã hội. Trang luôn được update thông tin liên tục từ Việt Nam và khắp thế giới. Điều đặc biệt là nguồn thông tin đều có độ chính xác cao khi được kiểm chứng bởi các chuyên gia y khoa và bác sĩ đầu ngành cung cấp và tư vấn. Với sự cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác, bạn sẽ tự update được cho bản thân kiến thức phòng tránh Covid-19 cho chính mình và những người xung quanh.

Nguồn: Tổng hợp

Virus corona và những con số biến đổi từng ngày của dịch Covid-19: Không mất cảnh giác, trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức là mục tiêu hàng đầu - Ảnh 9.

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá. Nguồn: Oh My Goal

Hiệu ứng cánh bướm là lý thuyết cho rằng sự thay đổi nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi thứ. Và điều này hoàn toàn chính xác trong bóng đá. Nhiều khi chỉ với 1 quyết định thay người của HLV, kết quả trận đấu sẽ thay đổi.

Trước khi luật thay người ra đời,  cầu thủ bị chấn thương sẽ khiến đội của anh ta chơi thiếu người. Luật thay người là một phát minh vĩ đại trong lịch sử bóng đá. Nhờ thay người, HLV có thể điều chỉnh chiến thuật và mang tới những màn lội ngược dòng không tưởng.

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá - Ảnh 2.

Ole Solskjaer giúp MU lội ngược dòng ấn tượng.

Ole Solskjaer là ví dụ điển hình. Ngay ở  trận đầu tiên khoác áo MU, ông vào sân từ băng ghế dự bị và ghi bàn.  Toàn bộ sự nghiệp ở MU, Solskjaer đã ghi tới 29 bàn thắng khi vào sân từ ghế dự bị.  Ông thích quan sát trận đấu từ ngoài sân và tìm ra điểm yếu của đối thủ. Bàn thắng quan trọng nhất của Ole Solskjaer sau khi vào sân thay người là  pha ghi bàn phút 90+3’ vào lưới Bayern Munich, ấn định chiến thắng 2-1 ở chung kết Champions League 1998/99. Đây là một trong những cuộc lội ngược dòng kinh điển nhất lịch sử bóng đá.  Điều đặc biệt hơn là bàn thắng gỡ hoà 1-1 ở phút 90 cũng đến từ một cầu thủ vào thay người.

Lịch sử Champions League chứng kiến rất nhiều câu chuyện tương tự như vậy. Gareth Bale nổi cáu vì Zidane bắt anh ngồi dự bị ở chung kết Champions League 2017/18 gặp Liverpool. Nhưng khi vào sân ở phút 61, lúc ấy tỉ số là 1-1, Bale lập siêu phẩm xe đạp chổng ngược và ghi thêm một bàn ấn định chiến thắng 3-1 cho Real Madrid ở phút 83.

Hay như Juliano Belletti vào sân ở phút 71, trận chung kết UCL năm 2005 và ghi bàn thắng quyết định mang về cúp tai voi cho Barcelona.  Chiến thắng này mở đầu cho những năm huy hoàng của Barca ở Champions League. Đội bóng dịch vụ biên dịch của Messi  tiếp tục đóng góp cầu thủ cho những màn lội ngược dòng huy hoàng khác. 

Lượt về vòng 1/8 mùa 2016/17, Barca thua tới 0-4 ở lượt đi trước PSG. Lượt về Barca đã dẫn trước 3-1 và k hi Sergi Roberto vào sân ở phút 76, Barca cần thêm tới 3 bàn thắng trong 15 phút để ngược dòng.  Neymar ghi 2 bàn, Sergi Roberto ghi bàn còn lại để hoàn tất cuộc lật đổ vĩ đại nhất lịch sử Champions League.

Nhưng Barcelona cũng là nạn nhân của một màn lội ngược dòng vĩ đại khác từ băng ghế dự bị.  Georginio Wijnaldum vào sân đầu hiệp hai và ghi 2 bàn giúp Liverpool thắng Barca 4-0 lượt về (tổng tỷ số 4-3) để lọt vào chung kết Champions League 2018/19.

Không chỉ ở Champions League, thay người còn ảnh hưởng tới kết quả ở tất cả giải đấu khác. Điển hình là trận chung kết Euro 2016 giữa Bồ Đào Nha và Pháp. Eder phải vào sân sau khi Ronaldo gặp chấn thương ở phút 25. Bất ngờ ở phút 109, anh tung cú sút xa giúp Bồ Đào Nha lần đầu vô địch châu Âu.

Tại World Cup 2014, Mario Goetze đã làm nên kỳ tích mà cứ ngỡ chỉ mơ mới thực hiện được. Đó là ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết World Cup. Vào sân ở phút 88, Goetze đem về chức vô địch World Cup lần thứ 4 cho Đức với bàn thắng ở phút 113.

Cũng ở World Cup 2014, tại vòng tứ kết, Hà Lan gặp Costa Rica, phút 120+1', HLV Louis van Gaal khiến hàng trăm triệu người kinh ngạc khi thay thủ môn Tim Krul vào sân, thế chỗ cho Jasper Cillessen. Pha thay người khiến Costa Rica hoang mang và kết quả là Tim Krul cản được 2 quả luân lưu, đưa Hà Lan vào bán kết. HLV Van Gaal được tung lên mây xanh sau pha thay người độc nhất vô nhị.

Ấn tượng không kém là trường hợp của Lewandowski. Năm 2015, Bayern Munich bị Wolfsburg dẫn trước với tỉ số 1-0. Nhưng kết quả thay đổi khi HLV Pep Guardiola đưa Lewandowski vào sân. Ngôi sao người Đức thiết lập kỷ lục với 5 bàn thắng chỉ  trong vòng 9 phút từ 51 đến 60.

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá - Ảnh 3.

Những quyết định thay người sẽ ảnh hưởng tới cả trận bóng.

Phố Wall có tuần tệ nhất từ khủng hoảng 2008

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 357,28 điểm, tương đương hơn 1%, xuống 25.409 điểm. Nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trong Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm. S&P 500 giảm 0,8% còn Nasdaq Composite gần như đi ngang dù trước đó có thời điểm giảm tới 3,5% trong phiên.

Tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm hơn 12% - mức giảm theo tuần cao nhất kể từ năm 2008. Trên cơ sở điểm số, chỉ số này đã mất hơn 3.500 điểm, giảm hơn 14% so ngưỡng kỷ lục xác lập ngày 12/2.

S&P 500 cũng mất 11,5% trong tuần, cũng xác lập tuần tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, Nasdaq Composite giảm 10,5% trong tuần này và thấp hơn gần 13% so với mức cao kỷ lục.

Biến động chỉ số Dow Jones trên một màn hình tại sàn chứng khoán New York ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Biến động chỉ số Dow Jones trên một màn hình tại sàn chứng khoán New York ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Với sắc đỏ lan rộng trong tuần, giá trị vốn hóa trong S&P 500 đã sụt giảm gần 3.200 tỷ USD. So với mức đỉnh ngày 19/2, quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi gần 3.580 tỷ USD.

"Lý do thị trường rơi nhanh là trước đó đà tăng quá cao", Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab, cho biết. "Các quỹ phòng hộ, giao dịch thuật toán đã vào ngưỡng bán".

Một cam kết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối ngày thứ sáu đã trấn an tâm lý nhà đầu tư, làm giảm bớt mức độ thiệt hại của thị trường. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương sẽ có những hành động thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát.

"Những gì chúng ta có ngay bây giờ là một nỗi lo đang tăng cao về ảnh hưởng của dịch bệnh tới kinh tế toàn cầu, điều đó đã khiến các chuỗi cung ứng phức tạp bị đình trệ", Art Hogan, chiến lược gia trưởng tại National Securities, cho biết.

Chứng khoán chịu áp lực trong phiên cuối tuần một phần cũng vì các nhà đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro và tìm tới những kênh đầu tư an toàn hơn. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đạt xác lập mức thấp kỷ lục mới tại 1,14%.

Boeing và JPMorgan Chase là những cổ phiếu giảm mạnh nhất trong Dow Jones, đều mất trên 4%. Apple tiếp tục giảm 0,1%, bước chân vào "thị trường con gấu" - khi cổ phiếu đã giảm quá 20% dịch vụ biên dịch kể từ mức đỉnh.

Chỉ số biến động CBOR, thước đo nỗi sợ hãi trên phố Wall, đã lên mức 49,48, mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, trước khi lùi về ngưỡng 40 vào cuối phiên.

Minh Sơn ( theo CNBC )

Kim Jong-un cảnh báo hậu quả nếu nCoV tấn công Triều Tiên

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 29/2 dẫn lời lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc họp gần đây của đảng Lao động Triều Tiên (WPK) rằng cuộc chiến chống lại Covid-19 là "vấn đề quan trọng của nhà nước nhằm bảo vệ người dân, đòi hỏi kỷ luật tối đa".

"Trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm đang lan rộng vượt tầm kiểm soát này xâm nhập nước ta, nó sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng", Kim nói, đồng thời yêu cầu các quan chức phong toả mọi con đường Covid-19 có thể xâm nhập Triều Tiên.

Ông Kim cũng quyết định cách chức hai quan chức cấp cao là Ri Man-gon và Pak Thae-dok, đều là phó chủ tịch Ủy ban Trung ương WPK và giải tán một chi bộ đảng vì hành vi tham nhũng. Những người này nhiều khả năng dính líu vào một đường dây tham ô liên quan đến các biện pháp chống dịch Covid-19 của Triều Tiên. "Không trường hợp đặc biệt nào được xem xét", ông Kim nói.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị của WPK ngày 29/12. Ảnh: Reuters/KCNA.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị của WPK ngày 29/12. Ảnh: Reuters/KCNA.

Triều Tiên chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019, khiến hơn 84.000 người mắc bệnh và gần 3.000 người chết trên khắp thế giới.

Triều Tiên đã đóng cửa biên giới, cấm khách du lịch, đình chỉ các chuyến tàu và các chuyến bay quốc tế, cách ly hàng trăm người nước ngoài để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Học kỳ mới ở nước này cũng được hoãn lại và truyền thông nhà nước yêu cầu người dịch vụ biên dịch dân "tuân thủ tuyệt đối" các biện pháp phòng chống nCoV.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã quyết định sẽ miễn trừ trừng phạt đối với các hoạt động viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng, nhằm cung cấp cho Triều Tiên các thiết bị cần thiết chống dịch Covid-19. Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi Triều Tiên cho phép vận chuyển thiết bị, vật tư y tế chống dịch vào quốc gia này.

Mai Lâm (Theo AFP )

Điều bạn thấy đầu tiên tiết lộ tính cách, bản chất con người bạn với độ chính xác gần như 100%

Theo Hermann Rorschach - người tạo ra bài kiểm tra nổi tiếng với những vết mực, tính cách và điểm đặc trưng của một người sẽ quyết định những gì họ thấy trên bức tranh. Tranh trừu tượng có thể chỉ dịch vụ biên dịch ra những điều đang diễn ra trong suy nghĩ của mọi người, cũng như tiết lộ một số đặc điểm sâu bên trong tính cách của họ. Có thể bạn sẽ biết điều gì đó mới mẻ và thú vị về bản thân với bài kiểm tra này, tất cả việc cần làm là nhìn vào những hình ảnh và nói lên những gì bạn nhìn thấy đầu tiên.

Nguồn: Bright Side

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF

HLV Park Hang-seo và vợ đã từ Hàn Quốc trở về Việt Nam vào ngày 23/02 vừa qua. Sau đó, đã có rất nhiều tranh cãi quanh việc liệu ông có phải cách ly để phòng tránh những nguy cơ lây lan dịch Covid-19 hay không? Theo tiết lộ của trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa trên trang cá nhân, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam đã quyết định tự giác các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 

Cụ thể, ông Park và vợ tự cách ly tại nhà trong 14 ngày. Ông hạn chế tiếp xúc với người khác và chỉ sinh hoạt tại nhà riêng được đặt khuôn viên của trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng như trung tâm đào tạo trẻ.

"Thời buổi Corona, HLV Park cũng tự nguyện cách ly với những người còn lại. Ông hạn chế di chuyển và chụp hình với người khác. Không tiếp xúc và chỉ khi bắt buộc thì mới thực hiện các công việc khác. Vợ chồng ông và các trợ lý tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan y tế Hà Nội và hợp tác đầy đủ với mọi yêu cầu của họ. Chỉ được phép di chuyển khi được phép của họ, mặc dù ông đang đếm từng ngày để được phép đi ra ngoài làm bao nhiêu kế hoạch", ông Khoa chia sẻ. 

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF - Ảnh 1.

HLV Park Hang-seo gần như chỉ ở nhà nếu không có việc đặc biệt.

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, vị trợ lý này cũng chia sẻ về những điều mà ông trao đổi với HLV Park, rằng khi có người xin chụp ảnh thì ông Park làm thế nào. Vị chiến lược gia này hài hước nói rằng chắc người ta còn chạy ra xa ấy chứ. 

"Hỏi ông ông đang tuân thủ đầy đủ qui định đấy chứ, ông nói tao luôn đang hợp tác đầy đủ thật, chứ không phải chỉ hình dịch vụ biên dịch thức đâu nha. Hỏi đùa ông thế dạo này có ai xin chụp hình không? Ông cũng đùa lại : Họ thấy tao họ chạy mất dép thì có, có ai chụp với tao đâu. Hoan nghênh đại ca nha", trợ lý HLV Park Hang-seo kể lại.

Từ ngày trở về Việt Nam, các phóng viên cũng chỉ ghi được những hình ảnh khi ông Park đi dạo quanh nhà hoặc tới nơi họp với lãnh đạo VFF.  

HLV Park Hang-seo vội vã về nhà sau khi mất 1 tiếng kiểm tra y tế tại sân bay Nội Bài.  Thực hiện: GN

 

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó

Bên cạnh bánh mì, phở chính là món ăn Việt Nam nổi tiếng nhất với các thực khách quốc tế. Các nhà hàng phở Việt cũng được mở nhiều ở nước ngoài, với những phiên bản phở biến tấu để phù hợp với khẩu vị địa phương hoặc làm mới, sáng tạo hơn. Tuy vậy, không phải sự sáng tạo nào cũng thực sự được chào đón, thậm chí còn gây phản tác dụng, bị chính những người ngoại quốc ở địa phương đó “ném đá”.

Trong vài năm trở lại đây, đã có những phiên bản biến tấu của dịch vụ biên dịch phở bị dư luận phản đối dữ dội, một số có thể thông cảm, ngược lại, có những ý tưởng khó mà tin nổi:

1. Phở Hot Pie (phở bánh nướng)

Gần đây nhất chính là phiên bản phở bánh nướng của một nhà hàng ở Costa Mesa, California, Mỹ. Các nguyên liệu của một bát phở được chuyện vào thành phần nhân của một chiếc bánh nướng với lớp vỏ bột mì phủ bên ngoài. Clip giới thiệu về phiên bản phở này trên trang Thrillist đạt hơn 1,2 triệu views nhưng chủ yếu đều là bình luận ném đá, chê trách.

Phiên bản Phở Hot Pie. Nguồn: Thrillist.

Các nguyên liệu phở được nướng cùng lớp vỏ bột mì bên ngoài.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 3.

Một số người cho rằng món này không xứng đáng để gán chữ “phở” trong tên.

2. Phở bơ

Đúng như tên gọi, bát phở này chỉ có bánh phở, nước dùng và những miếng bơ tươi. Trông tổng thể, khó thể tin đây được coi là phở!

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 4.

Bát phở lõng bõng nước với vài miếng bơ. Ảnh: Caitlyn B.

Phở bơ là phần ăn được phục vụ tại một nhà hàng đồ Việt ở Denton, Texas, Mỹ. Theo đó, mô hình buôn bán của cửa hàng này là cho khách gọi và thanh toán riêng từng loại topping, có một nữ thực khách đã thực sự gọi và thưởng thức bát phở bơ này. Ngay khi bức ảnh được chia sẻ, nó đã viral và nhận về lượng “gạch đá” đáng kể.

3. Phở burito và phở tacos

Phiên bản này không chỉ được bán nhiều mà còn được tự làm rộng rãi trên nước Mỹ. Các nguyên liệu được cuộn và chèn lại bằng lớp vỏ burito, sau đó chiếc burito phở sẽ được cắt đôi để phục vụ cho thực khách. Phiên bản phở tacos thì thay thế lớp vỏ bằng bánh tacos.

Điều khiến dân tình phẫn nộ nhất là: công thức của hai món này thậm chí còn… chẳng có sợi bánh phở bên trong.

4. Phở… thạch

Cách thể hiện tình yêu của bạn bè quốc tế với món phở Việt Nam đôi khi cũng khó hiểu. Ví dụ như phiên bản phở thạch rau câu này.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 7.

Na ná như cách làm… thịt đông, phần nguyên liệu phở cơ bản được xếp vào khuôn, nước dùng phở pha gelatin sẽ đổ vào đông lại, kết dính các nguyên liệu thành món phở thạch. Nhưng món ăn này bị chính các vị khách phương Tây bởi lẽ thịt bò bên trong thạch là thịt sống… Phiên bản phở thạch có thể khiến thực khách quốc tế nhầm lẫn phiên bản gốc của món phở cũng sử dụng thịt sống như thế, trong khi hoàn toàn không.

Kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của nhiều người, ngờ đâu lại khiến dân tình "khóc thét"

Có thể nói, mì tôm là một món ăn sáng huyền thoại của rất nhiều thế hệ, đặc biệt là hội 8x, 9x. Khi đó, do điều kiện chưa được như bây giờ, mỗi sáng trước khi dịch vụ biên dịch đi học, đi làm chỉ úp nhanh một bát mì tôm để ăn sáng, như thế là cũng ấm lòng lắm rồi! 

Bên cạnh mì tôm, nếu nói về món ăn sáng kinh điển những ngày sau Tết, thì ấy chính là... bánh chưng. Đúng thế! Vì sau Tết bánh chưng còn rất nhiều nên mỗi nhà đều huy động con cái cháu chắt ăn thật nhiệt tình cho hết hơn chục cái bánh chưng đã gói cho Tết vừa rồi. Thông thường, đa số mọi người sẽ rán bánh chưng để ăn sáng. Thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ kết hợp với một món ăn kinh điển khác.

Ví dụ như mì tôm.

Ví dụ như thế này...

Kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của nhiều người, ngờ đâu lại khiến dân tình khóc thét - Ảnh 1.

(Ảnh: Ngoa Food).

Dù đều là những món ăn đã rất quen thuộc, thậm chí còn được coi là huyền thoại, thế nhưng khi kết hợp với nhau thì quả thật lại không hề liên quan. Nhiều người còn tỏ ra sửng sốt với màn kết hợp có 1-0-2 này!

- K. Linh: Xin lỗi nhưng em nhìn em thấy hơi sợ á!

- A. Anh: Nhìn chắc dạ phết nhỉ, no đến chiều.

- M. Quyên: Các bạn nghĩ sao về mì cay trộn với khoai tây luộc.

- N. Huyền: Đừng bao giờ bỏ bữa sáng của bạn nhé!

- N. A: Khi bạn ăn mì gói thèm topping nhưng nhà chỉ còn bánh chưng à? 

Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của rất nhiều thế hệ này? 

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về mì tôm kết hợp với bánh chưng?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.